CÁCH DÁN GẠCH LÊN TƯỜNG CŨ CHUẨN NHẤT

4 lý do nên dán gạch lên tường cũ 

Tường nhà sau một thời gian dài sử dụng không thể tránh khỏi việc bị ẩm mốc, bong tróc, gây mất thẩm mỹ hoặc thậm chí còn tạo điều kiện thuận lợi cho các con trùng gây hại trú ngụ. Do đó phương pháp tốt nhất để loại bỏ các vấn đề này chính là dán gạch lên tường cũ.

1. Bảo vệ tường nhà tốt hơn

Tường nhà nếu không ốp gạch sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện những vết nấm loang lổ, mảng sơn bóng tróc, v.v.. Khi dán gạch lên tường sẽ như một tấm lá chắn tuyệt vời chống lại những tác động bên ngoài. Chắc chắn rằng bức tường của bạn sẽ tốt hơn và kéo dài thời gian sử dụng.

2. Mang lại thẩm mỹ

Bạn nghĩ sao về một bức tường loang lổ những vết ố màu hay mảng tường nham nhở màu sơn? hẳn là rất mất thẩm mỹ. Nhưng khi bạn phủ lên đó lớp gạch ốp, bạn sẽ thấy rằng bức tường cũ đã biến mất thay vào đó là bức tường sạch sẽ, có thẩm mỹ hơn rất nhiều.

3. Tạo không gian sinh động, cuốn hút

Gạch ốp tường ngày nay rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã vì thế gia chủ có thể thoải mái lựa chọn theo nhu cầu và sở thích, phong cách kiến trúc của ngôi nhà.

4. Vệ sinh dễ dàng

Những loại gạch ốp tường thường có bề ngoài sáng bóng rất thuận lợi cho việc vệ sinh lau chùi. Không những vậy, bề mặt gạch cũng ít bám bẩn giúp chúng ta giữ cho ngôi nhà sạch sẽ và luôn sáng bóng.

Quy trình dán gạch lên tường cũ chuẩn nhất

Cách dán gạch lên tường cũ không quá khó, tuy nhiên để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình, cần thực hiện theo đúng hướng dẫn. Cụ thể:

  • Bước 1: Chuẩn bị thi công

Chuẩn bị một số dụng cụ: Keo dán gạch, bay, búa cao su, thước đo, kéo cắt gạch phục vụ quá trình thi công. Sử dụng thước đo để biết được diện tích mặt tường và tính toán số lượng gạch cần sử dụng, lựa chọn mẫu gạch phù hợp.

  • Bước 2: Xử lý bề mặt tường cũ

Sau khâu chuẩn bị bạn cần chú ý đến bước xử lý bề mặt tường cũ. Vì tường cũ bị ẩm mốc, loang lổ, bong tróc nên việc xử lý chúng trước khi thi công là yêu cầu cần thiết nó không những đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mà còn giúp viên gạch bám chắc hơn vào bề mặt của tường.

Trước tiên, bạn cần loại bỏ sơn cũ vì lớp sơn này còn tồn tại thì độ bám dính của gạch lên tường sẽ bị hạn chế. Sau đó, sử dụng dụng cụ chuyên dụng đục bỏ hoàn toàn chỗ vữa cũ.

Dán gạch lên tường
Dán gạch lên tường
  • Bước 3: Trải keo hoặc vữa lên tường cũ

Sau khi xử lý xong bề mặt tường cũ, bạn có thể tiến hành trát vữa xây hoặc keo dán gạch ốp tường lên bề mặt, sau đó dùng bay răng cưa cán phẳng trên bề mặt khoảng 1-3 mét vuông tùy theo tốc độ thi công. Lưu ý căn chỉnh bề mặt keo hoặc vữa bằng phẳng, tránh gây tình trạng cong vênh khi ốp gạch.

Đối với bề mặt tường cũ ở các khu vực thường xuyên bị ẩm ướt, rêu mốc, bạn nên cân nhắc lựa chọn chất kết dính phù hợp để tăng độ bám dính và độ bền cho công trình. Keo chà ron và dán gạch Crocodile Epoxy Plus 100% epoxy dạng lỏng, sản phẩm tốt nhất của Crocodile. Tối ưu khi sử dụng cho những khu vực cần độ kết dính cao & kháng hóa chất với các ưu điểm vượt trội như:

  • Cường độ bám dính và độ bền cao
  • Kháng được các hóa chất và axit mạnh
  • Không thấm nước và chống bám bẩn
  • Kháng tia UV, chịu được áp lực nước và nhiệt độ cao (177 °C)
  • Chống nấm mốc đen bằng công nghệ Microban
  • An toàn cho sức khỏe
  • Tiêu chuẩn: ANSI A 118.3
Keo chà ron và dán gạch Crocodile Epoxy Plus
Keo chà ron và dán gạch Crocodile Epoxy Plus

Xem thêm: Keo dán gạch cá sấu Green Crocodile

  • Bước 4: Thi công ốp gạch lên tường cũ

Tiến hành ốp gạch lên bề mặt tường đã trát vữa, dán keo. Đặt gạch nhẹ nhàng và chuẩn vị trí theo đúng thứ tự để đảm bảo thẩm mỹ của công trình. Sau đó dùng búa cao su gõ đều lên bề mặt gạch để giúp gạch bám lên bề mặt tường tốt nhất, nên để khoảng cách giữa các viên gạch từ 1mm đến 1,5mm.

Lưu ý: Trước khi tiến hành chà ron, bạn nên chờ khoảng 24 giờ để gạch bám chắc chắn vào tường đồng thời vệ sinh sạch sẽ bề mặt cũng như mạch gạch, tránh để vữa xây hoặc keo còn bám trên những vị trí này làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng công trình.

Dán gạch lên tường
Dán gạch lên tường
  • Bước 5: Vệ sinh bề mặt sau khi ốp

Sau khi ốp không thể tránh khỏi việc bụi bẩn, cũng như vữa, keo bám trên bề mặt gạch thì chúng ta cần vệ sinh bề mặt sạch sẽ. Dùng keo trét mạch để trét khoảng cách giữa các viên gạch. Cách làm này giúp tạo nên độ thẩm mỹ và sáng sủa cho không gian.

Dán gạch lên tường
Dán gạch lên tường

Những điều cần phải lưu ý khi ốp gạch lên tường cũ

Để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ cho bức tường bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Xử lý bề mặt sạch sẽ, đúng yêu cầu kỹ thuật
  • Chọn loại gạch dán lên tường phù hợp với từng không gian. Nếu gạch khu vực không chịu tác động nhiều của độ ẩm thì bạn có thể thoải mái trong lựa chọn chất liệu nhưng với những khu vực đặc thù như nhà vệ sinh, bạn cần chọn loại gạch có khả năng chống thấm tốt, có độ nhám để hạn chế trơn trượt.
  • Chọn gạch dán tường cũ trong nhà và ngoài trời khác nhau. Nếu gạch ốp tường ngoài trời nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có độ chống thấm cao, ít chịu tác động của thời tiết.

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp cách dán gạch lên tường cũ chuẩn nhất được chia sẻ từ các chuyên gia. Hi vọng thông tin này sẽ hữu ích với bạn. VLXDTHAILAN chúc các bạn thi công an toàn!